DỊCH VỤ KÝ GỬI MUA BÁN XE Ô TÔ TẠI HCM & HÀ NỘI - UY TÍN CHUYÊN NGHIỆP
Hotline

0838 079 555

Cách nhận biết xe ô tô bị tai nạn (FULL KINH NGHIỆM MUA XE CHỈ 10 PHÚT)

Mục lục

Một trong những kinh nghiệm mua xe ô tô cũ quan trọng nhất là việc nắm rõ cách nhận biết xe ô tô bị tai nạn, cách kiểm tra khung gầm xe ô tô, kinh nghiệm này sẽ giúp người mua có thể mua được một chiếc xe ‘NGON’ và bạn sẽ ước lượng được giá trị thực tế thị trường của chiếc ô tô cũ định mua, dự đoán trước được những trục trặc sẽ xảy ra trong tương lai, cũng như tránh mua phải xe đã bị tai nạn nặng.

VIDEO CÁCH NHẬN BIẾT XE TAI NẠN

Để nắm rõ vấn đề này thì việc kiểm tra hệ thống khung gầm ô tô là rất quan trọng, vì nó là bộ phận bảo vệ phần thân  vỏ và phía dưới của xe hơi. Trong quá trình vận hành phần gầm và khung xe phải tiếp xúc hầu như với những tác nhân gây hư hỏng.

Giữa ma trận xe ô tô cũ đang rao bán phức tạp như hiện nay, việc tránh chọn phải xe đã từng bị đâm đụng hư hỏng nặng, bị tai nạn đặc biệt là chết người là điều không hề dễ dàng cả với người dày dạn kinh nghiệm. Chính vì vậy các bạn nên chọn địa chỉ bán xe ô tô cũ uy tín để mua xe cũ nhé.

cách nhận biết xe ô tô bị tai nạn
cách nhận biết xe ô tô bị tai nạn

Có nên mua xe bị đâm đụng?

Hầu hết người mua xe để dùng thì gặp xe tai nạn đều bỏ của chạy lấy người, vì ngoài những lo lắng về độ an toàn, khả năng vận hành và giá trị thực của xe thì những người cho rằng không nên mua xe tai nạn vì nhiều lý do. Vậy để trả lời cho câu hỏi: Mua xe ô tô cũ cần lưu ý những gì? có nên mua xe bị đâm đụng? thì câu trả lời là Không mua.

Thông số kỹ thuật sai lệch

Có nhiều loại tai nạn xe hơi với các mức nặng nhẹ khác nhau, trong đó nặng nhất là xe bị đâm hỏng phần đầu. Bởi vì thông số kỹ thuật của những chiếc xe ấy đã bị sai lệch, hệ thống lái bị tác động, động cơ không còn nguyên vẹn nữa, cho dù đã được sửa chữa thì vẫn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của những người ngồi trên xe.

Hay hỏng lặt vặt

Những phần bị hỏng hóc của chiếc xe tai nạn thường được các gara thay bằng trang thiết bị, vật liệu rẻ tiền chứ không phải phụ tùng chính hãng nên rất hay gặp trục trặc về sau. Những loại xe này khi mới mua về vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên qua một thời gian sử dụng, dù có được “tút” lại kỹ đến đâu thì xe cũng sẽ nhanh xuống máy và tốn nhiên liệu.

Có nên mua xe bị đâm đụng
Có nên mua xe bị đâm đụng

Khó bán xe về sau

Dù bạn có gặng hỏi đến mấy thì cũng chẳng có người bán nào chịu nói thật với bạn về nguồn gốc của chiếc xe. Cho nên, sẽ vô cùng ấm ức nếu mua về chưa được bao lâu thì đã phải mang xe đi sửa, lúc đó bạn mới vỡ lẽ ra rằng chiếc xe của mình đã từng bị tai nạn giao thông. Đôi khi, chi phí tu sửa còn đắt hơn cả tiền mua ban đầu bởi vì chúng rất hay bị hỏng vặt.

Cách nhận biết xe ô tô bị tai nạn như thế nào?

Mua ô tô cũ là lựa chọn của nhiều người có thu nhập vừa và khá. Tuy nhiên mua ô tô cũ cũng gặp nhiều rủi ro, và một trong những rủi ro đó là mua về một chiếc xe bị tai nạn. Vậy làm thế nào để biết xe bị tai nạn? thì xin mời các bạn đón đọc tiếp các bước sau để trả lời câu hỏi trên.

  • Kiểm tra thân vỏ và khung xe
  • Kiểm tra nội thất
  • Kiểm tra khoang động cơ, gầm xe
  • Lái thử xe

Bước 1: Cách kiểm tra khung gầm ô tô để biết đã bị đâm hay chưa

Việc khung gầm ô tô bị lỗi thì chi phí sửa chữa rất cao, mà việc bảo dưỡng hệ thống khung gầm thì lại khó khăn và phức tạp, do diều kiện các gara sửa chữa còn hạn chế.

Xem thêm>> Cách nhận viết xe ô tô bị ngập nước thuỷ kích

Đảm bảo nếu thợ lành nghề thì dựa vào cách kiểm tra khung gầm xe ô tô cũng đã có 70-90% là biết được xe đã bị tai nạn hay chưa. Để năm bắt việc này thì chúng ta đi chi tiết các công việc như sau:

Quan sát bề mặt nước sơn

Nước sơn nguyên bản của ô tô là sơn tĩnh điện. mỗi xe đều có mã màu – color code. Nếu quan sát ngoài trời hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang, nhìn 1 góc 30 – 45 độ, từ từ di chuyển sẽ thấy bề mặt sơn lượn sóng, không có bụi sơn hoặc sơn bị chảy.

Kiểm tra bề mặt nước sơn
Kiểm tra bề mặt nước sơn cũng cho ta biết được tình trạng vỏ ngoài của xe đã bị va chạm hay chưa. Nếu xe đã sơn lại thì sẽ xỉn màu hơn sơn zin.

Phát hiện xe đổi màu sơn: mỗi xe đều có mã màu – color code đi mặc định cùng xe và số vin. Hãy quan sát mã màu trên tem xe được dán ở khoang động cơ, tra cứu trên mạng để biết có khớp với tình trạng xe hiện tại hay không.

Nếu thấy bất kỳ một vùng nào mà màu sắc hơi khác biệt so với màu sơn chính của xe, màu sẫm hơn hoặc nhạt hơn thì rất có khả năng lớn là chiếc xe ấy đã từng được sơn lại. Điều này chứng tỏ, xe đã bị trầy xước nặng hay xe bị đâm đụng nên phần ốp thân được thay mới và sơn lại cho “trùng” với màu xe. Khi quan sát, bạn chú ý quan sát kỹ ở những đường gờ cửa, ốp thân xe, đầu xe, đuôi xe… Vì đây là những vị trí thường xảy ra va đụng nhiều nhất.

Kiểm tra cản va và chắn bùn

Kiểm tra kỹ cả đầu và đuôi xe để xem có vết nứt hay miếng vá hay không. Trong những vụ va chạm, cản va và chắn bùn thường là hai bộ phận dễ bị vỡ nhất vì chúng  được làm bằng vật liệu nhẹ hoặc nhựa tổng hợp. Những vết nứt hoặc dấu hiệu sửa chữa cản va cũng như chắn bùn sẽ là nhân chứng “tố cáo” chiếc xe từng được tân trang sau tai nạn.

Kiểm tra kính chắn gió

Để kiểm tra “tiền sử” tai nạn của xe, các bạn có thể xem xét toàn bộ kính chắn gió từ trước ra sau. Hãy lưu ý đến những chỗ mẻ, nứt hoặc có màng vì chúng sẽ chỉ cho bạn thấy chiếc xe từng bị tai nạn và đã trải qua quá trình sửa chữa hay chưa.

Kiểm tra kính chắn gió
Kiểm tra kính chắn gió: Kinh chắn gió nếu vỡ hoặc thay thì sẽ đã bị bặp sự cố.

Đa phần các nhà sản xuất đều ghi năm sản xuất lên kính. Nếu chiếc xe sản xuất 2015 nhưng kính lái lại ghi năm sản xuất 2018 chứng tỏ đã thay mới vì lý do kính bị vỡ.

Lưu ý: có một số hãng không ghi năm sản xuất trên kính, hãy quan sát các mép kính xem có keo thừa hoặc xung quanh bị han gỉ không? Kiểm tra bề mặt kính có bị rạn, nứt hay không.

Kiểm tra ốp và khe cửa

Một trong những cách nhận biết xe bị tai nạn hay chưa là quan sát kỹ khe cửa trên xe. Nếu xe chưa từng bị tai nạn, khe cửa sẽ thẳng và đồng đều từ trên xuống dưới. Trong khi đó, khe cửa trên những xe từng gặp tai nạn sẽ không đều vì bị xê dịch hay do ốp và cửa đã được thay mới.

Miết tay lên thân xe

Miết lòng bàn tay lên thân xe và góc cản va cũng như chắn bùn. Chiếc xe từng bị tai nạn sẽ đi kèm những chỗ lồi lõm hoặc điểm không bằng phẳng. Đây là những chỗ đã được trám vào sau tai nạn.

Kiểm tra đường viền thân xe

Hãy ngồi xuống bên cạnh đầu hoặc đuôi xe và để mắt ngang tầm với đường viền trên thân. Đồng thời, quan sát kỹ đường viền chính chạy bên sườn xe. Đường viền phải thật thẳng và đồng đều trong khi lớp sơn bên ngoài hoàn toàn bình thường. Nếu đường viền có dấu hiệu không đều hay bị méo, điều này chứng tỏ phần ốp thân xe đã từng được thay thế hoặc đập lại.

Kiểm tra các vết kẹp

Những vết kẹp xung quanh khung xe cũng là minh chứng cho “lịch sử” tai nạn. Điều này chứng tỏ chiếc xe đã được sửa chữa lại bằng máy kéo và cân chỉnh khung. Nếu đúng như vậy, chiếc xe chắc chắn đã bị hư hỏng khá nặng sau tai nạn.

Tìm dấu vết sơn lại

Nhìn kỹ những đường gờ trên cửa và ốp thân xe để tìm những vết xước, khía hoặc khu vực sơn không phẳng. Nếu phát hiện màu sơn khác ẩn bên dưới, các bạn có thể đoán chiếc xe đã được sơn lại. Cũng có thể cửa và ốp thân xe đã được thay mới, sau đó sơn lại cho cùng tông với toàn bộ phần còn lại của xe.

Kiểm tra đèn

Hãy kiểm tra sự đồng đều giữa 2 bên đèn pha, đèn hậu. Nếu 1 bên mới, 1 bên cũ chứng tỏ đã có sự thay thế. Bên cạnh đó, quan sát chân đèn pha, chỉ cần va chạm nhỏ là chân đèn có thể bị gãy và phải hàn lại nhựa.

Kiểm tra lốp xe

Lốp xe là nhân chứng phản ánh cây số đã chạy của chiếc xe. Các bạn nên quan sát độ sâu của rãnh lốp và tuần – năm sản xuất của tất cả lốp. Độ sâu rãnh lốp của xe sedan thông thường 10/32 inch = 8 mm. Nếu điều kiện đường đẹp, xe ô tô con chạy khoảng 5 vạn sẽ thay lốp mới, xe gầm cao khoảng 8 vạn.

Lưu ý không nên chạy lốp quá mòn, độ sâu rãnh lốp tối thiểu 1,6 mm khi đi đường ướt sẽ xảy ra hiện tượng trượt nước. Lốp bị chém rách cũng nên thay thế.

>>>Xem thêm: Dịch vụ kiểm tra xe

Bước 2: Quan sát chi tiết mặt trong (4 cánh cửa, capô, tai xe, cốp sau)

Một mẹo nhận biết xe từng gặp tai nạn rất hay khác đó là quan sát các con ốc. Bạn hãy mở nắp capo, quan sát khung xương đầu xe, chú ý từng con ốc, từng chi tiết, xem đã bị tháo hay chưa. Nếu xe từng bị tông đụng mạnh, tổn hại đến khoang máy, thì những con ốc này sẽ có vết từng bị tháo để sửa chữa.

    1. Ốc bắt cánh cửa, ốc bắt nắp ca pô

Kiểm tra ốc bắt cánh cửa, capô, tai xe với khung xe đã có vết vặn hay chưa? Nếu đã vặn toét ốc là dấu hiệu đã tháo ra để sơn lại hoặc gò…

ốc bắt nắp ca pô
ốc bắt nắp ca pô đã bị tác động từ việc xoay ốc, chứng tỏ đã mở nắp ca pô.
    1. Kiểm tra bề mặt sơn bên trong

Do không phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài nên bề mặt sơn bên trong (cánh cửa, capo, cốp sau) rất ít khi phải sơn. Nếu bề mặt sơn bị nứt, bong tróc, han gỉ chứng tỏ đã bị va chạm.

Kiểm tra bề mặt sơn bên trong
Kiểm tra bề mặt sơn bên trong đã bị tại nạn làm lại sau thời gian đã bị chóc sơn.
    1. Kiểm tra keo chỉ

Keo chỉ (sùng chỉ, theo cách gọi trong Nam) là 1 loại keo dùng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dùng để che lên các mép cánh cửa và nắp capô nhằm tránh gỉ và tạo thẩm mỹ.

keo chỉ đã lam lại và đồ zin
keo chỉ đã lam lại và đồ zin

Trong quá trình sử dụng, nếu ô tô va chạm gây móp méo hoặc tai nạn cần sử dụng đến gò hoặc hàn những chỗ này, keo chỉ này sẽ bị nứt vỡ. Như vậy đây sẽ là 1 điểm để nhận biết giữa xe va chạm và xe nguyên bản. Nhiều gara sau khi phục hồi xong cánh cửa hoặc nắp ca pô sẽ chạy lại đường chỉ này. Keo xịn sẽ có độ cứng nhất định và chạy đồng nhất.

    1. Kiểm tra các mối hàn, các vết cắt, độ mòn các cánh cửa.

Sau khi kiểm tra ngoại thất xe ô tô cũ, bạn hãy mở nắp capo, xem kỹ mép cạnh của nắp capo. Những xe chưa từng va đụng thì mép cạnh sẽ thẳng, đều, không có dấu vết móp lõm hay chắp vá. Quan sát mép cạnh hai bên phải tương xứng với nhau.

kiem tra hang dinh

Bước 3: Kiểm tra khung xe

Nếu đã phát hiện va chạm ở bước 2 hoặc còn nghi ngờ, bước 3 sẽ giúp bạn đánh giá va chạm có vào đến khung xe không.

Kiểm tra khung xe ô tô
Kiểm tra khung xe ô tô: Chú ý các chỗ khớp nối trên khung xe, các hàng đinh đóng tại các điểm nối.

Mua các xe bị va chạm nặng đến khung xe là điều tối kỵ. Dù có thể sửa chữa nhưng sẽ ảnh hưởng đến an toàn của bạn nếu chẳng may có va chạm tiếp theo, ảnh hưởng đến vận hành của xe. Vì vậy mà bước này là một trong những bước rất quan trọng khi mua ô tô cũ.

Nguyên tắc kiểm tra:

– Kiểm tra các mối hàn điểm có rõ nét, vì khung xe có rất nhiều mối hàn.

– Keo chống gỉ giữa các điểm tiếp nối.

– Khe hở giữa các miếng thép phải khít và đều nhau, không có xô lệch.

– Các điểm han gỉ do gò hàn (không phải do gỉ tự nhiên), các vết cắt bị méo mó là bằng chứng va chạm.

    1. Kiểm tra khoang động cơ

Cần bật đèn pin hoặc đèn flash của điện thoại để quan sát rõ, soi thật sâu vào bên trong cùng cùng động cơ sẽ thấy rõ những vết hàn cắt nếu xe bị tai nạn.

Kiểm tra khoang động cơ ô tô
Kiểm tra khoang động cơ ô tô: Nếu xe đâm vào tới khoang động cơ thì là tai nạ nặng, khoang này sẽ sơn lại nhìn mới và không thật mắt.

– Thanh cản / xương giằng trước

– Kiểm tra đầu sắt xi

– Kiểm tra xương tai và bát bèo trái/phải

– Kiểm tra thanh đỡ gầm, nếu đã bị đập gầm cần lên cầu để kiểm tra.

    1. Kiểm tra khoang người lái

– Trụ A/B/C/D và viền xung quanh

– Sàn xe: cúi người xuống gầm và quan sát, các xe đời sâu hoặc ở vùng biển hay bị mọt gầm.

    1. Khoang lốp sơ cua

Viền khung khoang lốp sơ cua sẽ bị xô lệch dù là va chạm nhẹ, nếu chỉ bị 1 đoạn ngắn và chưa vào đến khoang trong chúng ta có thể chấp nhận được.

Hãy mở cốp sau xe, quan sát từng chi tiết nhỏ, nhất là các góc cạnh, xem hai bên có đối xứng hay không, xem có vết gò hay vết tích từng va chạm không.

Bước 4: Kiểm tra gầm bệ xe ô tô

Gầm xe ô tô cũng là một bộ phận cần thiết khi chúng ta muốn kiểm tra tổng thể chiếc xe đó. Thông qua việc quan sát gầm xe có thể giúp phán đoán được phần nào bệnh mà ô tô bạn đang gặp phải.

kiểm tra gầm xe ô tô
kiểm tra gầm xe ô tô: Nếu xe bị sập gầm, hoặc đâm vào đá to thì gầm sẽ bị móp méo, thậm trí gãy vỡ các trục, hộp đáy tắc te…

Lỗi phanh bị bó hay lệch sang một bên

Nếu nguyên nhân do hỏng cúp ben dưới xi lanh của động cơ thì cần phải thay thế bộ phận này. Nếu do áp suất hơi lốp ở các bánh xe không đủ hoặc không đều thì cách khắc phục là nên thường xuyên kiểm tra lốp và bơm đúng theo quy định của loại lốp xe đang sử dụng

Hệ thống phanh không ăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phanh không ăn như bàn phanh không đúng hành trình, rò rỉ đường khí hoặc dầu ở hệ thống phanh, bó piston bánh trước, hỏng bầu trợ lực hơi hoặc phớt giữa tổng trên bị hỏng, hỏng cúp pen phanh, bó hoặc đứt dây phanh tay hoặc hòn má phanh. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể sẽ có cách khắc phục khác nhau.

Tay lái bị nhao sang phải hoặc trái

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này thường do: bệ xe ô tô bị lệch, áp suất các lốp xe không đều, do đặt không đúng vị trí góc vô lăng, do thoái hóa cao su ở tay lái hoặc do không đúng độ chụm bánh,…

Kiểm tra bệ xe ô tô
Kiểm tra bệ xe ô tô: Nếu tai nạn nặng thì bệ máy sẽ gáp vỡ…nhìn kỹ sẽ biết là làm lại gò hàn…càng chữ A hỏng, rotuyn hỏng…

Bước 5: Lái thử xe

Bước cuối để chốt xe và nó cũng rất quan trọng không thể bỏ qua khi mua xe cũ đó là lái thử. Những vụ tai nạn thường xảy ra phần nhiều từ phía trước, nên khả năng tác động xấu đến khoang máy, động cơ, đặc biệt hệ thống lái là rất lớn. Nếu hệ thống bị ảnh hưởng, theo kinh nghiệm lái thử ô tô cũ, bạn sẽ cảm nhận được sự thiếu ổn định.

Khi lái xe thì tay lái có thể bị lệch, rung, nặng hơn hay nhẹ hơn bình thường. Ngoài ra, tiếng máy nổ, phản ứng chân phanh và chân ga cũng phản ánh được một phần về “sức khoẻ” của động cơ xe.

Xem thêm>> Dịch vụ kiểm tra xe ô tô cũ uy tín Hà Nội

Để các bạn nắm được cách nhận biết xe ô tô bị tai nạn hay chưa cần phải tổng hợp hàng loạt các biện pháp từ quan sát bằng mắt, sờ miết bằng tay, nghe tiếng máy, trải nghiệm lái… Nếu chưa có kinh nghiệm mua xe ô tô cũ thì  bạn có thể nhờ đến các thợ, các chuyên gia kiểm định để hỗ trợ đánh giá tình trạng của xe.

Hy vọng rằng với những cách, những kinh nghiệm mua xe ô tô đã qua sử dụng trên đây sẽ giúp mọi người cẩn trọng hơn khi tìm mua xe cũ và có thể tìm được cho mình một chiếc xế hộp ưng ý.

Công ty cổ phần thương mại Otovina.

  • TP.HCM: Số 282 Nơ Trang Long, Bình Thạnh
  • Hà Nội: Số 231 Nguyễn trãi,Thanh Xuân
  • Hotline: 0838 079 555
  • Website: https://otovina.net
  • Email: otovina.net@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/Dichvusangtenoto/

[title style=”bold” text=”Câu hỏi thường gặp” tag_name=”h2″ size=”76″]

Với nhiểu năm kih nghiệm trong nghề kiểm tra xe cũ, mua bán ô tô cũ…chung tôi đã gặp hàng ngàn câu hỏi bổ ích cho quá trình mua xe ô tô cũ của quý khách. Dưới đây Oto Vina xin tổng hợp một cài câu hỏi thường gặp nhất, giúp quá trìh mua xe của các bạn được nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

[row]

[col span=”6″ span__sm=”12″]

[accordion]

[accordion-item title=”Kih nghiệm mua xe cần kiểm tra hạng mục nào?”]

Kinh nghiệm mua ô tô cũ cần kiểm tra các hạng mục sau:

Nếu không có kinh nghiệm mua xe ô tô đã qua sử dụng, hãy nhờ một người quen hiểu biết về máy móc đi cùng kiểm tra, an toàn hơn nữa là đưa xe ra trung tâm sửa chữa bảo dưỡng để việc kiểm tra chính xác hơn. Hãy theo sát người thợ có kinh nghiệm và tự mình kiểm tra toàn bộ chiếc xe ô tô cũ để đúc kết được kinh nghiệm mua xe ô tô cũ cho bản thân. Một số lưu ý khác khi kiểm tra xe o to cu và 20 bộ phận thường bị nhiều người bỏ qua khi đi mua xe cũ:

  • Nên kiểm tra xe ô tô cũ vào ban ngày để tránh bỏ sót những vết lõm, xước, rỉ sét và các chi tiết khác.
  • Kiểm tra dưới gầm xe, nắp capo và nội thất xem có bị rỉ sét hoặc có các dấu vết như vết hàn, điều chứng tỏ chiếc xe đã được làm lại sau khi bị tai nạn.
  • Kiểm tra dưới capo xem có các dấu vết rò rỉ dầu máy không. Kiểm tra lượng dầu trong máy, nếu lượng dầu trong máy ít chứng tỏ chiếc xe không được người bán quan tâm bảo dưỡng tốt.
  • Kiểm tra nắp lọc dầu xem có chất lạ màu trắng không. Nếu có thì đó là dấu hiệu gioăng mặt máy bị hỏng, và bạn sẽ mất rất nhiều tiền với bệnh này nếu tậu chiếc xe này.
  • Kiểm tra ta gai, hoa lốp xe ô tô cũ.
  • Kiểm tra xem bánh trước và bánh sau có thẳng hàng với nhau không. Nếu không thì có thể chiếc xe đã gặp tai nạn khiến khung gầm bị biến dạng.
  • Kiểm tra xem các khoảng cách giữa các phần nối tiếp trên thân xe có đều hay không. Nếu không thì có thể chiếc xe đã gặp tai nạn và được tân trang lại.
  • Kiểm tra cẩn thận dây an toàn, vô lăng, bảng điều khiền và các phím chức năng của chiếc xe ô tô cũ.
  • Khởi động xe khi động cơ đang nguội. Điều này giúp bạn nhận ra các vấn đề như xe khó khởi động hoặc có nhiều khói khi khởi động xe.

[/accordion-item]
[accordion-item title=”Accordion Item 2 Title”]

[/accordion-item]
[accordion-item title=”Accordion Item 3 Title”]

[/accordion-item]

[/accordion]

[/col]
[col span=”6″ span__sm=”12″]

[accordion]

[accordion-item title=”Kinh nghiệm mua ô tô cũ giá rẻ là gì?”]

KINH NGHIỆM MUA XE Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ CÓ GIÁ RẺ NHẤT

– Bước 1: Ngân sách của bạn bao nhiêu?

– Bước 2: Tìm hiểu danh sách những mẫu xe cũ nằm trong ngân sách của bạn

– Bước 3: So sánh giá từ nhiều nguồn khác nhau

– Bước 4: Liên hệ với đại lý, chủ xe

– Bước 5: Kiểm tra, test xe ô tô cũ

– Bước 6: Chạy thử xe trong phố và đường dài

[/accordion-item]
[accordion-item title=”Accordion Item 2 Title”]

[/accordion-item]
[accordion-item title=”Accordion Item 3 Title”]

[/accordion-item]

[/accordion]

[/col]

[/row]

Picture of Otovina

Otovina

Chuyên gia uy tín với 15 năm kinh nghiệm về: ký gửi ô tô cũ, thu mua ô tô cũ, bán ô tô cũ, sang tên xe, thuê xe tự lái, kiểm tra ô tô cũ, phụ tùng phụ kiện ô tô..., với lòng nhiệt tình và kỹ năng cao, mạng lưới rộng lớn trên toàn quốc, hy vọng sẽ hỗ trợ và giúp ích cho các bạn!

Bài viết mới

Sản phẩm hot