...

Cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn và hiệu quả nhất

Ắc quy là bộ phận tối quan trong nhất cấu tạo nên một chiếc xe đạp điện, khác hẳn với chiếc xe đạp thể thao, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ cũng như chất lượng của một chiếc xe. Vậy bạn đã biết các nạp điện và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn và hiệu quả chưa? Hãy tham khảo bài viết này của Otovina.net để sử dụng và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn và hiệu quả nhất nhé.

Khi sử dụng xe đạp điện bạn phải chú ý cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Vì bất kỳ chiếc xe đạp điện nào cũng cần sử dụng bình ắc quy để hoạt động. Ắc quy được ví như nguồn sống của cả hệ thống xe đạp điện, nếu hỏng hóc chắc chắn bạn sẽ không thể sử dụng được. Vậy cách sử dụng và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện như thế nào?

Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, xin mời các bạn cùng theo dõi để tích thêm kinh nghiệm sử dụng và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn, hiệu quả để tăng tuổi thọ bình ắc quy bền lâu nhất nhé!

Ắc quy xe đạp điện là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện, bạn cần hiểu ắc quy xe đạp điện là gì? Có thể nói, ắc quy xe đạp điện là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ tích trữ điện năng để trong quá trình xe hoạt động, ắc quy sẽ lấy năng lượng điện đó chuyển hóa thành cơ năng từ đó làm quay trục của xe giúp hệ thống xe đạp điện di chuyển được.

Trên thị trường hiện nay, có hai loại ắc quy được sử dụng phổ biến nhất là ắc quy khô và ắc quy.

  • Ắc quy khô: Ưu điểm lớn nhất là rất thông dụng, giá thành rất rẻ, tuy nhiên tuổi thọ của loại ắc quy này không cao, nhanh hết pin.
  • Ắc quy: Ưu điểm của việc sử dụng ắc quy là nhẹ, tuổi thọ cao, quãng đường di chuyển xa hơn nhưng giá thành thường cao hơn so với ắc quy khô.

>>>Xem thêm: Một số quy tắc người đi xe đạp cần biết theo quy định của pháp luật

Cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn và hiệu quả
Cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn và hiệu quả

Hướng dẫn cách nạp điện đúng chuẩn để bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện

Để bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện tốt nhất thì đối với xe đạp điện mới mua về, trước khi đem xe vào sử dụng bạn nên tiến hành sạc điện trước, tốt nhất là sạc 10 tiếng. Bởi trong quá trình xuất xưởng, vận chuyển cũng như chờ bán từ ắc quy sẽ xả điện cho nên cần sạc no trước khi sử dụng để đảm bảo chất lượng bình.

Còn đối với xe đạp đã sử dụng khi xe đạp hết điện, lúc sạc bạn không nên sạc quá 8 tiếng/ lần.

Ắc quy nạp điện vận hành theo một nguyên tắc cụ thể: cuối mỗi lần nạp, một bộ phận chất lỏng trong ắc quy sẽ phân giải thành thể khí. Cho nên nếu như áp suất càng cao thì chất lỏng phân giải sẽ càng nhiều.

Thông thường bộ nạp hay một nguyên nhân nào đó làm cho ắc quy nạp điện quá tải chất khí sản sinh sẽ càng nhiều, số lần như vậy càng nhiều sẽ khiến cho dung môi điện giải bị khô làm cho ắc quy dần bị biến dạng rút ngắn thời gian sử dụng.

Hiện nay, có 2 cách sạc ắc quy được nhiều người áp dụng nhất đó là cách sạc khi đang giữ ắc quy trên xe và cách sạc sau khi ra khỏi xe.

Cách 1: Sạc trực tiếp vào bình ắc quy để trên xe

Đầu tiên, bạn phải tắt công tắc nguồn xe, cắm đầu sạc vào xe rồi sau đó cắm phích điện vào ổ điện nhà. Sau khi các kết nối đã hoàn tất bạn cần phải quan sát đèn báo hiệu trên bộ sạc để biết tình trạng sạc điện như thế nào. Đèn báo màu vàng thể hiện điện chưa vào bình, bạn cần kiểm tra lại kết nối giữa bộ sạc và ổ cắm vào bình ắc quy.

>>>Xem thêm: Cách rửa xe đạp điện tại nhà an toàn và đúng cách

Hướng dẫn cách nạp điện và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng chuẩn
Hướng dẫn cách nạp điện và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng chuẩn

Để thực hiện thao tác này, người dùng cũng cần chú ý trình tự sau:

  • Đảm bảo rằng công tắc nguồn trên ô tô đã tắt, sau đó sử dụng đầu nối để gắn pin vào bộ sạc trước khi kết nối với nguồn điện gia đình qua ổ cắm.
  • Sau khi được kết nối điện, đèn sẽ báo trạng thái hiện tại của bộ nguồn thông qua màu sắc của đèn báo:
Màu đèn báo Nghĩa
Đèn vàng Có nghĩa là pin không được kết nối với cáp sạc
đèn đỏ Hiển thị trạng thái sạc pin
Đèn xanh Hiển thị trạng thái của pin đã được sạc đầy
Đèn nhấp nháy Có một vấn đề là cáp sạc có thể bị hư, bạn cần kiểm tra lại.

Đèn báo màu đỏ là đang sạc, nhưng bạn cũng lưu ý là sau 8 – 10h mà đèn báo vẫn màu đỏ thì bạn nên mang ắc quy và sạc điện ra cửa hàng sửa chữa xe điện để kiểm tra. Đèn báo màu xanh thể hiện là đã sạc đầy bình. Đèn báo hiệu nhấp nháy thể hiện bộ sạc điện đã hỏng, bạn nên thay thế bộ sạc mới.

Cách 2: Lấy bình ắc quy ra và sạc điện

Trước khi tiến hành thao tác sạc pin bạn phải tháo pin ra, trong quá trình tháo bạn nhớ giữ chặt pin không để rơi rớt làm hỏng pin. Sau đó để ắc quy trên một mặt phẳng, nơi thật khô ráo, cắm một đầu phích điện vào bình điện còn đầu kia nối với bộ phận sạc điện. Nối bộ phận sạc điện với ổ cắm điện thông qua phích cắm.

Lưu ý: Tuyệt đối không được dốc ngược bình trong khi đang sạc điện. Cần phải kiểm tra các thông số bình ắc quy để sử dụng sạc điện đúng với công suất bình để tránh trường hợp ắc quy nhanh bị chai, phồng. Sẽ mất 6-8 giờ để sạc đầy pin.

Một số vấn đề thường gặp khi sử dụng và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện

Trong quá trình chạy xe đạp điện bạn cần biết một số sự cố thường gặp của ắc quy để có cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện chính xác và hiệu quả như sau:

  • Pin bị phồng: Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do người dùng sạc không còn chế độ tự ngắt sạc khi pin đầy. Từ đó, xuất hiện tình trạng cắm sạc và bị nhồi điện dẫn đến phồng pin.
  • Ắc quy bị chai, xuống cấp: Nguyên nhân của hiện tượng này là do xe đạp điện sau thời gian dài sử dụng liên tục và sạc nhiều khiến ắc quy bị chai. Đây là hiện tượng rõ ràng nhất khi sử dụng xe đạp điện khó tránh khỏi.
  • Hiện tượng sunfat hóa ở vị trí nối điện của ắc quy: Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do xe sử dụng hết ắc quy nhưng ắc quy không được cấp điện kịp thời, sạc không đúng chế độ. dẫn đến sự tích tụ lâu dài của sulphat.

Cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng cách

Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà Otovina muốn gửi tới các bạn sử dụng xe đạp điện để có cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng cách và kéo dài tuổi thọ cho ắc quy:

  •  Khi mới mua xe điện để bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng cách bạn nên đi gần cạn điện rồi sạc bình thường, lặp lại quá trình đó từ 2 – 3 lần để cực tính của ắc quy được “già” hơn và sau này sử dụng xe sẽ đi được nhiều km hơn và bền hơn.
  • Luôn sạc đầy pin trước khi bắt đầu di chuyển và sạc ngay khi xe sắp hết điện. Có nghĩa là khi máy còn khoảng 10 ~ 20% pin thì bạn cần phải sạc ngay, không nên sử dụng hết pin rồi mới sạc.
  • Nên tránh trường hợp 1 ngày sạc quá nhiều lần, xe vẫn còn nhiều điện mà vẫn cắm sạc. Đó là điều tối kỵ trong việc sử dụng và bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng cách, nó sẽ làm ắc quy của bạn nhanh hỏng hơn.
  • Tuyệt đối không để xe ngoài trời nắng nóng, vì khi nhiệt độ quá nóng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của ắc quy.
  • Nếu bạn không sử dụng xe đạp điện trong một thời gian dài, hãy để pin ở mức khoảng 50% trước khi cất giữ.
  • Sau khi sạc điện xong bạn nên rút ổ cắm điện ra trước rồi rút ở bình ắc quy sau, tránh không được kéo căng phần dây điện, để bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn hiệu quả nhất.
  • Bạn không nên sạc điện ngay khi vừa đi xe về bởi lúc này bình vẫn nóng nếu sạc ngay sẽ dẫn đến hiện tượng chai ắc quy khiến tuổi thọ ắc quy không quá 1 năm. Tốt nhất là bạn nên để sau 30 phút hoặc 1 tiếng rồi hãy tiến hành sạc điện.
  • Nếu bạn sử dụng cạn kiệt năng lượng thì phải sạc điện ngay để đảm bảo tuổi thọ cho ắc quy.
  • Không nên sạc ắc quy khi trời mưa xe bị ướt vì sẽ rất nguy hiểm.
  • Bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng cách là sau 3-4 tháng sử dụng e-bike, bạn nên xả pin bằng cách sạc đầy pin rồi chạy cho đến khi hết pin để sạc lại bằng năng lượng điện mới.
  •  Bộ sạc điện hiện nay đều có chế độ sạc đầy tự ngắt nên cách sạc điện tốt nhất là sử dụng xe ban ngày và sạc điện qua đêm. Tuy nhiên bạn cũng không nên cắm sạc quá lâu, điều này rất nguy hiểm cho bộ sạc và ắc quy. Trong trường hợp bạn không đi nhiều thì dựa vào vạch báo mức điện trên xe để tiến hành sạc điện.
Cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng cách
Cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện đúng cách
  • Trong quá trình di chuyển lên dốc, bạn nên đạp côn để giảm tải cho bình ắc quy không để ắc quy quá tải lâu ngày sẽ bị hỏng.
  • Không được cắm bộ sạc điện vào nguồn chờ sẵn mà không sạc điện cho bình để bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện được tốt nhất.
  • Chỉ sử dụng bộ sạc phù hợp với ắc quy, tránh tuyệt đối không sử dụng các bộ sạc khác một cách tùy tiện vì mỗi bình ắc quy có một mức điện áp riêng do đó bộ sạc cũng phải có cùng điện áp với ắc quy..
  • Trong lúc sạc điện phát hiện nhiệt độ bộ sạc hay ắc quy quá cao hay có mùi cháy, khét thì bạn phải dừng ngay việc sạc điện và đem đến cửa hàng sửa chữa xe điện để kiểm tra.
  • Một bộ ắc quy thường có 4 – 5 quả ắc quy nhỏ. Khi có dấu hiệu 1 quả nhỏ bị chai thì bạn nên thay luôn, không nên cố dùng tiếp bởi khi đó các quả còn lại phải “gồng” mình đảm nhiệm chức vụ của quả đã hỏng thì cả bộ ắc quy sẽ nhanh bị hỏng. Thêm vào đó, chi phí bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện và thay 1 quả nhỏ tiết kiệm hơn chi phí thay cả bộ.
  • Khi bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện, mà cần phải thay thế ắc quy phải chọn ắc quy mới cùng chủng loại và công suất với ắc quy cũ để kéo dài tuổi thọ cho xe. Bạn nên đến những cửa hàng bán ắc quy xe điện uy tín, không nên mua những loại ắc quy trôi nổi trên thị trường vì chất lượng không đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng xe.

Kết luận

Trên đây là bài chia sẻ của Otovina muốn chia sẻ đến các bạn cách bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện an toàn hiệu quả nhất. Hi vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích với những ai đang sử dụng xe đạp điện làm phương tiện di chuyển. Hi vọng bạn đã tìm kiếm được cho mình phương pháp bảo dưỡng ắc quy xe đạp điện tốt nhất để nâng cao tuổi thọ của thiết bị.

Nếu bạn còn có thắc mắc cần tìm hiểu thêm về xe đạp tập, xe đạp thể thao hoặc bất kỳ thiết bị tập luyện nào của OtoVina Sport, bạn cứ để lại thông tin, các chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.Mọi phản hồi hoặc ý kiến đóng góp, cần được tư vấn thêm xin hãy liên hệ 24/7 hoặc để lại lời nhắn với chúng tôi theo:

Bấm để bình chọn bài viết này!
[Total: 0 Average: 0]
tác giả

Tôi là Trần Nam – CEO & Founder của Otovina.net với 10 năm trong nghề. Khách hàng có nhu cầu về: Máy chạy bộ, xe đạp tập, xe đạp thể thao, ghế massage...Thu mua xe ô tô cũ, trao đổi ký gửi xe, dịch vụ ô tô cũ, tư vấn sản phẩm và tài chính, nhận báo giá, đặt lịch hẹn làm dịch vụ… xin liên hệ bên dưới nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *